Nội dung chính
Để chọn được máy nén khí trục vít phù hợp cho nhà xưởng của khách hàng, công suất máy nén khí trục vít là một trong các tiêu chí quan trọng để đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu khí nén cho dây chuyền máy móc và thiết bị.
>>> Xem thêm:
Những lưu ý khi thiết kế hệ thống nén khí
Những giải pháp tiết kiệm điện cho hệ thống khí nén
Tại sao cần tính toán công suất máy nén khi trục vít?
Tính toán công suất máy nén khí trục vít là cần thiết để chọn được máy nén khí phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của dây chuyền, máy móc và thiết bị. Công suất máy nén khí trục vít sẽ quyết định được khả năng cung cấp khí nén của máy trong một thời gian nhất định. Nếu công suất máy quá thấp so với nhu cầu sử dụng, sẽ gây ra tình trạng máy hoạt động liên tục để đáp ứng nhu cầu sử dụng, dẫn đến tình trạng máy hỏng hóc nhanh chóng. Ngược lại, nếu công suất máy quá cao so với nhu cầu sử dụng, sẽ dẫn đến lãng phí về năng lượng và chi phí đầu tư ban đầu. Do đó, tính toán công suất máy nén khí trục vít là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả sử dụng máy và tiết kiệm chi phí.
Cách tính công suất máy nén khí trục vít
Thông số cơ bản để thiết kế một máy nén khí bao gồm: công suất máy nén khí, lưu lượng khí nén, áp suất làm việc của máy và nguồn điện sử dụng. Công suất máy nén khí được xác định dựa trên công suất đỉnh điểm và công suất định mức. Công suất đỉnh điểm là công suất tối đa có thể đạt được. Công suất đỉnh điểm có thể gấp 7 lần công suất định mức
Cách quy đổi công suất:
Công suất máy nén khí thường được đo bằng hai đơn vị chính là mã lực (HP) và kilowatt (kW). Công thức chuyển đổi giữa hai đơn vị tính là:
- 1kw = 1,35HP
- 1HP = 0.746Kw
Cách quy đổi lưu lượng:
Bạn có thể tìm hiểu công thức chuyển đổi cho lưu lượng khí nén và áp suất làm việc của máy nén khí. Lưu ý rằng lưu lượng khí nén có thể được đo bằng nhiều đơn vị khác nhau như lít/phút, m3/phút, CFM và Nm3/phút.
Công thức chuyển đổi lưu lượng khí nén:
- 1 m3/phút = 1000 lít/phút
- 1 m3/phút = 1,089 x 1 Nm3/phút
- 1 CFM = 0,0283 m3/phút
Cách quy đổi áp suất
Áp suất máy nén khí có thể được đo bằng nhiều đơn vị khác nhau như Mpa, bar, kgf/cm2, Psi và Atm. Công thức chuyển đổi áp suất như sau:
- 1 Mpa = 10 bar
- 1 Atm pressure = 1,01325 bar
- 1 Bar = 14,5038 Psi
- 1 Bar = 1,0215 kgf/cm2
Lưu ý rằng các máy nén khí có thể được sử dụng theo các đơn vị khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất và mục đích sử dụng.
Công thức tính công suất máy nén khí trục vít
Để tính công suất máy nén khí nói chung và công suất máy nén khí trục vít nói riêng, có thể áp dụng các bước sau:
- Bước 1: Tính tổng công suất tiêu thụ khí của các thiết bị khí nén. Lưu ý rằng lưu lượng khí tiêu thụ cho từng thiết bị thường được ghi trên thiết bị sử dụng hoặc có thể liên hệ để có bảng nhu cầu khí cho các loại thiết bị tham khảo.
- Bước 2: Tính công suất tổng (m3/min) bằng công thức sau: Công suất tổng (m3/min) = công suất thiết bị 1 + công suất thiết bị 2 + …
- Bước 3: Nhân 1.2 hệ số tổn thất đường ống.
- Bước 4: Nhân hệ số thời gian các thiết bị khí hoạt động. Hệ số thời gian phụ thuộc vào thời gian sử dụng của từng thiết bị khí. Ví dụ, nếu trong 1 giờ dùng 30 phút thì hệ số thời gian là 0.5. Tuy nhiên, hệ số này khó xác định chính xác tuyệt đối vì nó phụ thuộc vào thực tế sử dụng của từng thiết bị. Nếu tính toàn thời gian thì có thể chọn máy quá lớn, còn nếu tính ít thì không đủ khí.
- Bước 5: Tính lưu lượng máy nén khí bằng công thức: Lưu lượng máy nén khí = công suất (m3/min) x 1.2 x hệ số thời gian.
Các dải công suất máy nén khí phổ biến
Máy nén khí trục vít và máy nén khí piston là hai công nghệ khí nén phổ biến được sử dụng hiện nay. Khí nén là yếu tố cần thiết trong hầu hết các công việc. Trong khi máy nén khí piston thích hợp cho các công việc đòi hỏi chu kỳ khí nén không liên tục, thì máy nén khí trục vít được thiết kế để hoạt động mượt mà và liên tục 24/7/365.
Dải công suất của máy nén khí trục vít có thể từ 0,2 đến 680KW. Tuy nhiên, các hãng sản xuất máy nén khí khác nhau có thể có các dải công suất khác nhau. Điều này cung cấp nhiều sự lựa chọn cho người dùng khi mua máy nén khí.
Chọn mua các thiết bị phù hợp
Bạn cần chọn thiết bị phù hợp cho hệ thống nhà xưởng. Bất kỳ hệ thống khí nén nào cũng cần một thiết bị cơ bản là máy nén khí trục vít. Ngoài kiểu phân chia máy có dầu và không dầu, máy nén khí trục vít còn có các model theo công suất, áp lực…để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng.
Sau đó là các thiết bị trong hệ thống khí nén như: máy sấy khí nén, bình chứa khí nén, bộ lọc khí nén công nghiệp… Khi chọn được các thiết bị phù hợp bạn cần sắp xếp chúng theo đúng thứ tự để hệ thống vận hành hiệu quả nhất.