Tin tức

4 lưu ý khi thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng.

Bài viết dưới đây của đội ngũ chuyên gia thi công khí nén Công ty cổ phần quốc tế AEMG sẽ giúp cho quý bạn và quý khách hàng biết được những điều cần biết, cần lưu ý khi quyết định đầu tư, lắp đặt 1 hệ thống khí nén cho doanh nghiệp mình. Cùng đọc và tham khảo nhé!

1. Những thiết bị cần dùng cho thiết kế hệ thống khí nén:

Một thệ thống khí nén thông thường sẽ bao gồm các thiết bị chính sau:

  • Máy nén khí: Hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng thường sử dụng máy nén khí trục vít nhằm tạo ra khí nén có lưu lượng và áp lực lớn phục vụ nhu cầu sản xuất của nhà máy.
  • Bình tích áp khí nén: Máy nén khí sẽ không thể cung cấp khí đều đặn cho việc sản xuất, cần khoảng thời gian 1 – 2 phút để máy tạo ra khí nén đủ áp lực để sử dụng cho thiết bị khác. Vì vậy, bình tích áp khí nén giúp tích trữ áp lực khí nén để đáp ứng nhu cầu sản xuất liên tục.
  • Máy sấy khí: Máy sấy khí nén giúp làm khô và tách nước ra khỏi khí nén. 2 dòng máy sấy khí thông dụng đó là máy sấy khí hấp thụ và máy sấy khí tác nhân lạnh.
  • Hệ thống lọc khí: Dùng để lọc các chất cặn, nước và dầu trong hệ thống khí nén công nghiệp, nhà xưởng. Tùy theo nhu cầu của từng nhà máy mà bạn có thể dùng 1 cấp, 2 cấp hoặc 3 cấp lọc.

2. Sơ đồ thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng:

Mỗi nhà xưởng sẽ có những yêu cầu về thiết kế thi công hệ thống khí nén phù hợp. Trong nội dung này chúng ta sẽ tìm hiểu về 2 loại thiết kết là: hệ thống khí nén tác nhân lạnh và hệ thống khí nén hấp thụ.

Sơ đồ hệ thống khí nén tác nhân lạnh:

Sơ đồ hệ thống khí nén tác nhân lạnh
Sơ đồ hệ thống khí nén tác nhân lạnh

 

Trình tự lắp đặt: Máy nén khí -> Bình chứa khí -> Máy sấy khí -> Bộ lọc

  • Đặt bình chứa khí nén gần máy nén khí. Nếu có đủ chỉ phí đầu tư thì nên sử dụng 2 bình chứa khí. Bình chứa khí ướt lắp sau máy nén khí và bình chứa khí khô lắp sau máy sấy khí để đảm bảo áp suất không bị tụt.
  • Để giảm tiêu hảo áp suất khí nén, máy sấy khí sẽ lắp sau bình chưa khí nén.
  • Lắp bộ lọc sau máy sấy khí để đảm bảo bộ lọc không bị nghẹt bởi bởi độ ẩm và nước trong khí nén

Sơ đồ hệ thống khí nén hấp thụ:

Trình tự lắp đặt: Máy nén khí -> Bình chứa khí -> Lọc thô -> Máy sấy khí hấp thụ -> Lọc tinh

  •  Nên sử dụng chung với máy nén khí không dầu.
  • Sử dụng bình chứa khí nén phù hợp với công suất máy nén khí.
  • Lắp mình chứa khí trước máy sấy khí hấp thụ.
  • Lắp bộ lọc thô trước máy sấy khí để tránh tình trạng máy sấy khí hấp thụ bị lỗi do nước và độ ẩm.
  • Lọc bụi từ máy sấy khí hấp thụ sau khi khi được làm khô, bộ lọc tinh nên được lắp sau máy sấy khí này.
Hệ thống khí nén hấp thụ

Để giúp tiết kiệm chi phí, tiết kiệm điện năng tiêu thụ, đảm bảo an toàn, nâng cao hiệu suất và độ bền cho toàn hệ thống thì hệ thống khí nén phải được thiết kế chuẩn nhất.

3. Các lưu ý khi thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng

Thiết kế hệ thống khí nén nhà xưởng bạn phải lên ý tưởng, tính toán, lựa chọn, sắp xếp cẩn thận từng chi tiết một, bởi sau khi hệ thống vào hoạt động có hiểu quả hay không, tất cả là do bước thiết kế hệ thông khí nén này.

Xác định yêu cầu khí nén đầu ra

Với các ngành khác nhau thì yêu cầu về chất lượng khí nén đầu ra cũng có sự khác biệt lớn. Để đáp ứng được các yêu cầu đó hệ thống khí nén cần có các thiết bị đi kèm khác nhau tùy vào nhu cầu của từng ngành.

Ví dụ với các ngành khai khoáng thì chỉ cần khí nén có áp suất, lưu lượng lớn là được thông thường chỉ cần có máy nén khí trục vít và máy sấy cơ bản là có thể đáp ứng được.

Nhưng với các ngành như y tế, chế biến thực phẩm sạch…khí nén đầu ra cần phải khô, tinh khiết, không lẫn hơi dầu và độ sạch gần mức tuyệt đối thì lại cần có máy nén khó trục vít không dầu và máy sấy khí có chất lượng cao hơn.

Tính toán lưu lượng khí nén cần dùng 

Đây là một bước rất hay gặp phải sai lầm khi thiết kế hệ thống khí nén. Bởi người thiết kế thường chỉ tính toán lưu lượng cần dùng tại thời điểm hiện tại mà không dự trù được lượng khí nén cần dùng trong tương lai. Khi hệ thống hoạt động được một thời gian lại phải nâng cấp, điều này làm mất thêm nhiều thời gian cũng như chi phi của doanh nghiệp.

Vậy nên, phải tính toán cẩn thận tất cả lưu lượng cần sử dụng đó và cà thêm phần dự trù tránh trường hợp khí nén bị rò rỉ hay phát sinh thêm nhu cầu trong quá trình sử dụng.

Chọn mua các thiết bị phù hợp

Lựa chọn thiết bị phù hợp cho hệ thống khí nhà xưởng

Bất kỳ hệ thống khí nén nào cũng cần một thiết bị cơ bản là máy nén khí trục vít. Ngoài kiểu phân chia máy có dầu và không dầu, máy nén khí trục vít còn có các model theo công suất, áp lực…để đáp ứng đa dạng nhu cầu sử dụng của người dùng.

Sau đó là các thiết bị trong hệ thống khí nén như: máy sấy khí nén, bình chứa khí nén, bộ lọc khí nén công nghiệp… Khi chọn được các thiết bị phù hợp bạn cần sắp xếp chúng theo đúng thứ tự để hệ thống vận hành hiệu quả nhất.

Lựa chọn đơn vị bảo dưỡng, sửa chữa uy tín

Ngoài những lưu ý phía trên, chúng ta cũng cần phải lưu ý đến những hỏng hóc, sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành và sử dụng hệ thống khí nén. Việc này đặc biệt quan trọng với mọi nhà xưởng vì nó có thể tiết kiệm đáng kể chi phí hoạt động của doanh nghiệp, hạn chế sự cố và đảm bảo hàng hóa đúng tiến độ công việc.

Lựa chọn những đơn uy tín, có kinh nghiệm lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống khí nén lâu năm- những đơn vị làm việc vừa có tâm, có tầm mới có thể đáp ứng tốt được tiện độ làm việc và đảm bảo tuổi thọ máy nén khí và các loại máy móc vận hành của nhà xưởng.

Công ty cổ phần quốc tế AEMG chuyên cung cấp máy nén khí trục vít, phụ tùng máy nén khí và bảo dưỡng máy nén khí,…. để được biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính: Số 285, đường Phúc Lợi, Quận Long Biên,TP. Hà Nội
CN Đà Nẵng: Số 20 Nguyễn Sinh Sắc, Hoà Minh, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
CN HCM: Số 84 đường 10 KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước,Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
☎️Hotline: Mr Giang 0328583300
📩Email: giangtq@aemg.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng – Quý đối tác!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *