Tin tức

CÁCH LẮP ĐẶT MÁY NÉN KHÍ VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG BẠN CẦN BIẾT

Đăng bởi Thanh Nam Ho - 09:22 01/04/2024

Quy trình lắp đặt máy nén khí

– Lắp đặt phụ kiện: 

Điều đầu tiên người dùng cần phải chú ý, đó là thực hiện lắp đặt các phụ kiện của máy như: chân đế, bánh xe, lọc gió, thực hiện thay nút báo dầu. Việc lắp đặt các bộ phận này sẽ mang tới khả năng di chuyển nhanh chóng, đơn giản cho thiết bị này.

Việc đảm bảo được việc lắp ráp đúng chuẩn bộ phận bánh xe và chân đế cho máy nén mini sẽ giúp đảm bảo quá trình làm việc tốt của máy, cũng như hạn chế các tình trạng rung lắc máy, nhờ đó mang tới sự cân bằng của máy đối với mặt đất khi máy vận hành.

Lắp đặt máy nén khí cho nhà máy

Việc lắp đặt bộ phận lọc gió máy nén khí vô cùng quan trọng trong quá trình lắp đặt, sử dụng thiết bị khí nén. Lọc gió thường được lắp ở phần đầu hút khí, đảm nhiệm vai trò giúp cho thiết bị khí nén sinh ra được sạch hơn, giúp ngăn chặn tình trạng bụi bẩn làm ảnh hưởng tới độ bền của máy.

Đối với loại máy nén khí cầm tay có dầu sẽ được tích hợp thêm hệ thống nút báo dầu. Do đó, khi sử dụng thiết bị này, người dùng cần phải chú ý thực hiện tháo phần nhựa trắng thay vào đó là nút dầu màu vàng. Đây là công việc giúp cho buồng dầu được thông thoáng hơn. Đối với dòng máy không dầu, bạn có thể bỏ qua bước này.

– Kết nối các phụ kiện: 

Khi thực hiện lắp đặt xong các phụ kiện cơ bản của máy, người dùng tiếp tục tiến hành các kết nối như dây hơi, các thiết bị dùng hơi vào với máy.

Máy nén khí thường được trang bị sẵn cút nối nhanh, cút nối này được dùng để thực hiện kết nối máy nén khí với dây hơi nhằm truyền sản phẩm khí nén từ máy, đi qua dây hơi cung cấp tới các phụ kiện sử dụng khí nén như: súng bơm lốp, súng phun sơn, súng xì khô,…

Phần đầu còn lại của máy nén sẽ được lắp ráp dành cho các thiết bị sử dụng hơi.

Thứ tự lắp đặt các thiết bị

Cách chọn ống và kích thước:

Đường ống phải đảm bảo về tiêu chuẩn về chất liệu, kích thước giúp khí lưu thông được tốt hơn, giữ áp suất ổn định ở cuối đường ống. Kích thước đường ống không chuẩn dẫn đến áp lực gần vị trí máy rất cao và ổn định nhưng áp lực ở vị trí cuối lại thiếu khí. Đi ống không đúng cách sẽ khiến khí nén không được lọc sạch và có lẫn nước.

Chất liệu đường ống, kích thước đường ống:
Ống théo mạ kẽm: áp lực khí nén (8 -10 bar) vì vậy mà tất cả các đường ống khí phải dùng ống thép, tránh dùng ống nhựa có thể gây cháy nổ.
Kích thước đường ống: Dựa vào lưu lượng khí nén của máy để chọn kích thước đường ống phù hợp.

Những lưu ý trong lắp đặt máy nén khí:

1 . Máy nén khí nên lắp đặt tại nơi có độ ẩm thấp, sạch sẽ và thông gió

2 . Nhiệt độ môi trường không vượt quá 46 độ C. Lý do của vấn đề này đó là: nhiệt độ cao, lượng không khí do đầu nén sản xuất ra sẽ giảm.

3 . Nếu lắp đặt trong môi trường xấu, có nhiều bụi và bẩn, thiết bị lọc bắt buộc phải có trước khi lắp đặt để bảo đảm tuổi thọ của các bộ phận và linh kiện trong hệ thống khí.

4 . Tính trước tuyến đường vận chuyển và lắp đặt một cần trục (đặc biệt dùng cho các loại máy nặng, lớn) phải được quan tâm để thuận tiện cho việc vận chuyển, lắp đặt và bảo dưỡng.

5 . Tạo đầy đủ khoảng trống xung quanh máy để dễ dàng và thuận tiện cho việc bảo dưỡng. Đề nghị khoảng trống ít nhất là 70 cm.

6 .  Khoảng cách ít nhất giữa nóc của máy và trần nhà /mái nhà là 100 cm.

Kiểm tra, bảo dưỡng máy nén khí thường xuyên:

Để máy nén khí vận hành tốt ta không thể không thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng máy nén khí:

> Công việc hàng ngày:

–  Kiểm tra và duy trì mức dầu nằm giữa kính thăm dầu.

– Xả bình chứa khí bốn tiếng hay tám tiếng mỗi lần phụ thuộc vào độ ẩm của không khí.

– Kiểm tra chấn động và tiếng ồn bất thường bạn có thể tham khảo ở hướng dẫn sử dụng khi mua máy.

=> Công việc hàng tuần:

– Làm sạch bộ lọc khí. Bộ lọc bị nghẹt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất máy và dẫn đến quá nhiệt và giảm tuổi thọ nhớt.

– Lám sạch tất cả linh kiện bên ngoài của máy. Đảm bảo các ống giải nhiệt ở hai đầu máy nén sạch sẽ. Máy bị dơ sẽ tạo ra nhiệt độ cao khác thường và dầu bị các bon hoá ở các linh kiện van bên trong.

– Kiểm tra hoạt động van an toàn bằng cách kéo vòng hay cần.

=> Công việc hàng tháng:

– Kiểm tra rò rỉ của hệ thống khí.

– Kiểm tra dầu, thay nếu cần thiết.

– Kiểm tra độ căng dây đai, tăng nếu cần.

Trên đây là hướng dẫn cơ bản cách lắp đặt máy nén khí chuẩn nhất. Để được tư vấn thêm về lắp đặt bảo dưỡng máy nén khí cũng như mua máy nén khí, phụ tùng thiết bị lắp đặt.

CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ AEMG

  • Địa chỉ: Số 285 – Phúc Lợi – Long Biên – Hà Nội
  • Điện thoại: 0966 599 669

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

  • Trang chủ
  • Phone
  • Messenger
  • Zalo