Tin tức

So sánh máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston

Dòng máy nén khí trục vít và piston là hai thiết bị đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Mỗi một loại máy lại có nguyên lí hoạt động, cấu tạo và ưu nhược điểm khác nhau.

Hơn nữa, việc cân nhắc về chi phí máy, tính cơ động linh hoạt, chi phí bảo dưỡng mua phụ tùng, tuổi thọ….lại đang khiến nhiều người quan tâm không biết nên chọn dòng máy nào cho phù hợp.

Bài viết dưới đây AEMG giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về máy nén khí trục vít và máy nén khí Piston.

Máy nén khí Trục vít là gì?

Máy nén khí trục vít 2 cấp AEMG

Máy nén khí trục vít là thiết bị sử dụng chuyển động tròn của trục vít sử dụng Puli được nối vào 02 trục vít ép khí vào trong thể tích nhỏ hơn.

Chúng được sử dụng trong các ngành sản xuất công nghiệp, có thể là loại cố định hoặc di động.

Công suất của máy nén khí trục vít dao động từ 10HP đến 500HP, từ áp suất thấp cho đến áp suất cao (1.6Mpa).

Máy nén khí trục vít được sử dụng để cấp khí nén cho nhiều loại máy công cụ.

Máy nén khí Piston là gì?

Máy nén khí piston là loại máy nén hơi có công suất từ 1/2HP – 30HP. Đây là thiết bị có chức năng tăng áp suất chất khí, từ đó giúp tạo năng lượng cho dòng khí tăng lên và khiến dòng khí đó tăng áp suất.
Việc sử dụng máy nén khí piston sẽ giúp người dùng tiết kiệm được tối đa công sức trong quá trình làm việc. Máy nén khí chuyên dụng được sử dụng rất nhiều tại các cửa hàng sửa chữa xe máy.

Bởi những ưu điểm như thời gian nén hơi nhanh, dung tích bình chứa lớn và lượng khí nhiều.

Nguyên lý cấu tạo của máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston

Dưới đây là chi tiết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Trục vít và máy nén khí Piston giúp bạn hiểu rõ hơn về máy nén khí.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Trục vít

Sau đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

Cấu tạo máy nén khí trục vít

Động cơ của máy nén khí trục vít

  • Cụm đầu nén (gồm motor, dây đai, bánh răng, trục vít,…)
  • Trục vít (1 trục chính, 1 trục phụ) có các rãnh răng ăn khớp với nhau (sai lệch số răng giữa 2 trục từ 1-2 răng)
  • Motor điện và bộ coupling giúp chuyển hóa điện năng thành cơ năng. Hầu hết các máy nén trục vít đều sử dụng động cơ 3 pha.

Hệ thống van của máy nén khí trục vít

  • Van hút điều chỉnh lưu lượng của khí nén đầu vào
  • Van một chiều tại đầu ra giúp khí chỉ di chuyển theo chiều xác định
  • Van chặn nằm dưới đáy cụm đầu nén ngăn dầu tràn từ đầu nén khí sang motor khi máy không vận hành.
  • Van điện từ thực hiện nhiệm vụ đóng, mở cổ hút
  • Van áp suất tối thiểu duy trì áp suất tối thiểu tại bình dầu
  • Van hằng nhiệt điều tiết lượng dầu nhờn đi trên két làm mát
  • Van an toàn đảm bảo máy được an toàn trước các sự cố chập cháy từ nguồn điện

Bộ phận liên quan đến dầu nhớt

  • Bình chứa dầu chứa dầu máy
  • Lọc tách dầu có nhiệm vụ loại sạch dầu máy ra khỏi khí nén
  • Đường ống hồi dầu thu dầu dưới đáy có lọc tách dầu động lại sau quá trình lọc tách
  • Lọc dầu được lắp giữa bình dầu và trục vít để lọc các cặn bẩn lẫn trong dầu
  • Lọc sơ cấp hạn chế sự tác động của bụi bẩn,… vào trong máy

Hệ thống giải nhiệt của máy nén khí

  • Bộ giải nhiệt giảm nhiệt cho khí nén trước khi khí ra khỏi bình chứa.
  • Két giải nhiệt dầu được đặt cạnh bộ làm mát để làm mát dầu và khí nén
  • Quạt làm mát thổi không khí ở xung quanh bộ làm mát dầu và khí nén
  • Cảm biến nhiệt độ đo nhiệt độ máy và đưa ra cảnh báo nếu như nhiệt đooj đang ở mức quá cao
  • Cảm biến quá tải (rơle) được lắp đặt để bảo vệ máy khỏi những sự cố chập, cháy,…
  • Cảm biến áp suất điều khiển máy hoạt động trong giải áp suất định mức

Nguyên lý hoạt động của máy nén khí trục vít

Máy nén trục vít hoạt động dựa trên nguyên lý ăn khớp, với hai trục vít là 1 trục chính và 1 trục phục. Hai trục vít này có các rãnh răng ăn khớp với nhau và số răng giữa 2 trục có sự chênh lệch từ 1 – 2 răng.

Khi máy hoạt động, từ phía cửa hút chúng ta có thể thấy cặp bánh răng nhả khớp và các hốc giữa của bánh răng bị tách ra xa nhau để tạo một khoang lớn. Do khoang này thông với cửa hút nên sẽ được lấp đầy bởi không khí. Quá trình hút khí sẽ dừng lại khi khoang chứa khí dãn hoàn toàn, lúc đó thể tích khí đạt giá trị lớn nhất.

Khi trục quay với tốc độ nhanh, không khí sẽ được hút vào trong vỏ thông qua cửa nạp và truyền thẳng vào khoang khí giữa hai trục. Khoang này sẽ được thu hẹp nhờ các bánh răng siết lại, thể tích khí giảm đồng thời tăng áp suất cho khí. Ngoài ra, để hạn chế sự rò rỉ của khí nén, van một chiều được lắp ở cửa xả nhằm ngăn không cho khí nén đi ngược lại.

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston

Sau đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí Piston

Cấu tạo của máy nén khí Piston

Hiện nay, máy nén khí piston được chia thành 2 loại: máy nén 1 cấp và 2 cấp. Cấu tạo máy nén piston của 2 dòng này như sau:

  • Máy nén khí 1 cấp: gồm có các bộ phận Piston, xilanh, thanh truyền, con trượt, van nạp khí, tay quay, con đẩy, van xả khí,…
  • Máy nén khí 2 cấp: Piston, cần đẩy, xilanh, con trượt, tay quay, thanh truyền, phớt, van xả, van nạp, bình làm mát khí…

Từ thành phần cấu tạo máy nén khí piston của 2 dòng trên, có thể thấy rằng cấu tạo của máy nén hơi đơn giản hơn rất nhiều so với máy nén khí trục vít.

Nếu chỉ nhìn vào bề ngoài của máy nén hơi piston thì người dùng khó có thể phân biệt đâu là dòng máy 1 cấp và 2 cấp. Tuy nhiên, mọi người có thể quan sát và phân biệt 2 dòng máy này là bộ phận làm mát khí.

Bình làm mát khí sẽ chỉ được trang bị ở dòng máy nén 2 cấp, còn máy nén hơi 1 cấp sẽ không có bộ phận này.

Ưu nhược điểm máy nén khí Trục vít

Ưu điểm

  • Máy có lớp vỏ cách âm hiệu quả, nên khi máy chạy khá êm, tiếng ồn nhỏ
  • Máy không rung lắc, hoạt động ổn định hơn
  • Các chi tiết ít bị mài mòn, nên động cơ có độ bền cao, máy có tuổi thọ lâu dài
  • Máy có thể làm việc liên tục với hiệu suất cao (từ 3.000 – 15.000 vòng/phút)
  • Khả năng cung cấp khí nén lớn và ổn định (4 – 5 cfm/hp)

Nhược điểm

  • Máy thường có kích thước lớn, cồng kềnh và khó di chuyển, thường được đặt cố định tại một vị trí
  • Giá thành máy tương đối cao khi so sánh với máy nén khí piston
  • Máy có cấu tạo phức tạp, việc bảo dưỡng, tháo lắp máy nén khí trục vít tương đối khó
  • Khó sử dụng trong các môi trường có diện tích nhỏ (do kích thước lớn

Ưu nhược điểm máy nén khí Piston

Ưu điểm

  • Khi so sánh máy nén khí trục vít và piston, có thể thấy máy nén piston nhỏ gọn và linh hoạt hơn, dễ di chuyển hơn
  • Giá thành hợp lý, phù hợp với cả phân khúc khách hàng trung bình
  • Máy nén khí piston có cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp sửa chữa và bảo dưỡng
  • Có thêm sự lựa chọn giữa máy nén khí piston 1 chiều và 2 chiều

Nhược điểm

  • Máy rung lắc mạnh, nên khi hoạt động sẽ phát ra tiếng ồn khá lớn
  • Tuổi thọ của máy nén khí piston thấp hơn so với máy trục vít
  • Máy nén khí piston cần phải có bình chứa khí nén đi kèm để hoạt động
  • Độ bền của máy nén khí piston thấp hơn so với máy nén khí trục vít
  • Không phù hợp với các môi trường yêu cầu lượng khí nén lớn và liên tục
  • Lượng khí nén của máy nén khí piston thấp hơn máy trục vít

Công ty cổ phần quốc tế AEMG chuyên cung cấp máy nén khí trục vít, phụ tùng máy nén khí và bảo dưỡng máy nén khí,…. để được biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Trụ sở chính: Số 285, đường Phúc Lợi, Quận Long Biên,TP. Hà Nội
CN Đà Nẵng: Số 20 Nguyễn Sinh Sắc, Hoà Minh, Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
CN HCM: Số 84 đường 10 KĐT Vạn Phúc, Hiệp Bình Phước,Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
☎️Hotline: Mr Giang 0328583300
📩Email: giangtq@aemg.vn
Rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng – Quý đối tác!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *