Ngoài ra, bộ lọc còn có nhiệm vụ đảm bảo áp suất khí nén luôn duy trì ở mức ổn định, không làm ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Cốc lọc khí nén đa dạng về kích cỡ, phù hợp với nhiều hệ thống nén khí khác nhau
Bộ lọc khí nén còn có nhiều tên gọi khác như cốc lọc khí nén, van lọc khí nén, filter lọc bụi khí nén,… Linh kiện này thường được lắp đặt trong hệ thống khí nén của nhiều ngành nghề như sản xuất, làm gỗ, phun sơn, lắp ráp linh kiện, dược phẩm, hóa chất,…
Đầu dẫn khí vào và đầu dẫn khí ra
Có nhiệm vụ đưa khí nén vào bộ lọc để loại bỏ tạp chất. Sau đó, dẫn khí nén ra và đưa đến máy móc, thiết bị, hệ thống có nhu cầu sử dụng. Đầu dẫn khí ra và vào có thiết kế dạng chân ren, dễ dàng kết nối, lắp đặt.
Cốc lọc
Đây là bộ phận quan trọng nhất của bộ lọc, có nhiệm vụ loại bỏ hơi nước, tạp chất ra khỏi khí nén. Trong van lọc có các phần tử lọc làm từ vật liệu tổng hợp, sợi kim loại hoặc sợi thủy tinh với kích thước dao động từ 5 – 70µm.
Tùy thiết kế từng loại mà mỗi bộ lọc sẽ có 1 cốc lọc (bộ lọc đơn), 2 cốc lọc (bộ lọc đôi) hoặc 3 cốc lọc (bộ lọc công nghiệp). Trên cốc lọc được gắn thêm đồng hồ đo áp để theo dõi áp suất khí nén.
Van chỉnh áp suất
Van chỉnh áp suất có tác dụng giữ cho áp suất đi qua bộ lọc ổn định, không bị tăng cao so với ngưỡng làm việc của hệ thống.
Van xả đáy
Van xả đáy có nhiệm vụ xả hơi nước, bụi bẩn ra khỏi bộ lọc. Người dùng chỉ cần dùng tay nhấn nút xả khi thấy bụi bẩn tích tụ nhiều trong cốc lọc. Ngoài ra, bạn có thể lắp thêm cốc xả tự động để tiết kiệm thời gian sử dụng.
Quy trình hoạt động của bộ lọc khí nén
Nguyên lý hoạt động của cốc lọc khí nén như sau:
- Khí nén được dẫn vào bộ lọc thông qua ống dẫn khí đầu vào. Tại đây, khí nén chuyển động hình xoắn tạo lực ly tâm khiến hơi nước, bụi bẩn rơi xuống đáy cốc và tích tích tụ ở đây.
- Khí nén sau khi lọc sạch sẽ di chuyển đến bộ phận điều áp. Áp suất khí nén hiển thị qua màn hình đồng hồ lắp trên bộ lọc. Nếu áp suất quá cao, người dùng cần tiến hành điều chỉnh để giảm áp suất, tránh làm ảnh hưởng đến hệ thống.
- Sau đó, khí nén theo đường ống ra khỏi bộ lọc.
Thông số kỹ thuật
Model | Đường kính
(inch) |
Lưu lượng
(m3/min) |
Khối lượng
(kg) |
Kích thước
L*W*H |
C, T, A | G3/4 or 1 | 3 | 1.1 | 270*245*85 |
C, T, A | G1 1/2 | 5 | 2.2 | 480*448*110 |
C, T, A | G1 1/2 | 8.5 | 10 | 535*485*150 |
C, T, A | G1 1/2 | 10 | 13 | 950*900*150 |
C, T, A | G1 1/2 | 14 | 13 | 950*900*150 |
C, T, A | DN80 | 18 | 35 | 1110*780*150 |
C, T, A | DN80 | 22 | 35 | 1495*1190*344 |
C, T, A | DN100 | 26 | 75 | 1495*1190*344 |
Model | Lọc dầu | Lọc hạt |
C | 5ppm | 5micron |
T | 1ppm | 1micron |
A | 0,001ppm | 0.01micron |
Ưu điểm
Ưu – nhược điểm của bộ lọc khí nén
Về ưu điểm
- Cốc lọc khí nén có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt, sửa chữa và thay thế khi cần.
- Khả năng lọc sách tốt, có thể loại bỏ đến 99.9% hơi nước, bụi bẩn và các tạp chất trong khí nén, giúp kéo dài tuổi thọ cho các máy móc, thiết bị sử dụng.
- Cốc lọc được sản xuất với nhiều kích cỡ, hiệu năng làm việc, phù hợp với mọi loại máy khác nhau.
- Bộ lọc chính hãng được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại, sử dụng vật liệu cao cấp nên có khả năng chịu va đập tốt, độ bền cao, ít phát sinh sự cố hư hỏng khi sử dụng.
- Giá bộ lọc khí nén rất đa dạng, dao động từ 200.000 VNĐ – 15.000.000 VNĐ tùy theo kích cỡ, thiết kế, chủng loại và thương hiệu; đáp ứng mọi khả năng chi trả của người dùng.
Cốc lọc khí nén có thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng
Về nhược điểm
- Khí nén xả từ đầu ra của bộ lọc tạo ra tiếng rít lớn, gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Bộ lọc thường lắp đặt ở bên ngoài máy nén khí hoặc trên các đường ống dẫn nên dễ bị vỡ nứt khi va chạm mạnh.
- Sự đa dạng về mẫu mã, thương hiệu khiến người dùng gặp khó khăn khi chọn mua.